Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là điều quan trọng nhất khi trẻ vừa chào đời. Vì khi sinh ra bác sĩ sẽ cắt dây rốn để tách bé hoàn toàn khỏi mẹ. Do đó rốn chính là điểm yếu ớt nhất của bé, nếu mẹ không chăm sóc kỹ sẽ gây ra bệnh nhiễm trùng. Vậy làm sao để chăm sóc rốn trẻ đúng cách mẹ đã biết?
Mục lục
1. Các nguyên tắc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh là việc vô cùng khó khăn, các mẹ nên chú ý nhiều điều. Trong đó, chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là điều mẹ cần đặc biệt lưu ý. Nếu chăm sóc rốn trẻ sơ sinh không đúng cách sẽ gây nhiễm trùng rốn.
Nhiễm trùng rốn sẽ lan rất nhanh tới gan dẫn đến nhiễm trùng huyết, làm chậm quá trình rụng rốn và tăng nguy cơ tử vong rất cao lên tới 40-80%. Ngoài ra, nó còn có thể dẫn đến nguy cơ uốn ván rốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.

Sau đây là những nguyên tắc quan trọng khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh mẹ bầu cần nắm rõ:
1.1 Làm sạch cuống rốn
Khi cuống rốn bị dính bẩn hãy dùng một chiếc khăn sạch để vệ sinh. Mẹ không được sử dụng cồn hay xà phòng để làm sạch vì nó có thể gây kích thích cho da trẻ. Sau đó, tiếp tục lau khô bằng một miếng khăn cotton sạch để loại bỏ lượng nước còn sót lại.
1.2 Giữ cuống rốn trẻ luôn khô
Mẹ hãy luôn giữ cho cuống rốn của trẻ tiếp thông thoáng và khô ráo. Khi trẻ mới tắm xong, mẹ nên để cuống rốn của trẻ thường xuyên tiếp xúc với không khí để nhanh khô.
1.3 Mẹ nên lưu ý khi tắm trẻ
Khi tắm cho trẻ mẹ không nên nhúng cuống rốn của trẻ xuống nước, chỉ nên lấy khăn lau nhẹ xung quanh rốn. Đến khi trẻ đã rụng rốn, mẹ có thể để bé ngâm trong chậu hay bồn tắm riêng cho trẻ sơ sinh.
1.4 Chú ý khi thay tã/bỉm
Hiện nay đã có một số loại tã/bỉm có thiết kế khoét chữ V để tránh vùng rốn của trẻ. Nhưng nếu mẹ sử dụng các loại tã/bỉm khác thì phải cuộn phần cạp xuống để tránh đè lên vùng rốn. Khi thay tã/bỉm mẹ cũng nên cẩn thận để tránh những dịch bẩn chảy vào vùng rốn của trẻ.
1.5 Chọn trang phục cho bé
Mẹ khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh không chỉ tập trung vào trẻ mà còn phải để ý những trang phục cho trẻ mặc. Vào những ngày ấm áp, mẹ nên chọn các trang phục quần áo thiết kế rời để chừa ra phần rốn. Tránh những trang phục thiết kế liền vì nó sẽ khiến phần rốn không được thông thoáng khí.
1.6 Để cuống rốn rụng tự nhiên
Mẹ không nên tác động vào cuống rốn để nó nhanh rụng vì nó sẽ gây ra tình trạng chảy máu ở trẻ. Thay vào đó, rụng cuống rốn tự nhiên sẽ tốt với trẻ hơn.
2. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh trước khi rụng
Để giảm nguy cơ gây nhiễm trùng rốn, sau đây là những bước làm sạch rốn trẻ sau sinh và những ngày đầu sau sinh hiệu quả nhất.
- Đầu tiên, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như: băng rốn, gạc vô trùng, que bông vô trùng hay bông vô khuẩn, dung dịch vệ sinh rốn cồn 70 độ.
- Để chăm sóc rốn trẻ sơ sinh, mẹ phải luôn rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh rốn để tránh lây lan vi khuẩn.
- Sau đó, mẹ bắt đầu tháo gạc cũ và xem thử rốn của trẻ có bất thường gì không. Lưu ý, mẹ nên tháo gạc nhẹ nhàng phòng ngừa nếu gạc dính vào rốn, khi mẹ dùng lực mạnh có thể gây tổn thương cho trẻ.
- Tiếp theo mẹ dùng que bông vô trùng/bông vô khuẩn chấm dung dịch cồn 70 độ bôi từ đầu rốn xuống chân cuống rốn. Kế tiếp mẹ sẽ lau rộng ra da bụng quanh chân rốn 3cm.
- Cuối cùng khi rốn khô, mẹ đã có thể đắp gạc mỏng lên trên và dán băng để cố định.

3. Khi nào cuống rốn của trẻ sẽ tự rụng
Vì cuống rốn là một mô sống nên cần thời gian để cuống rốn khô và tự rụng một cách tự nhiên. Cuống rốn sẽ từ màu vàng lục chuyển sang nâu và cuối cùng là đen trước khi rụng đi. Nếu tại cuống rốn có bất kỳ dấu hiệu bất thường như chảy máu, chảy dịch vàng hãy ngay lập tức đưa trẻ đi khám.
Cuống rốn của trẻ thường sẽ rụng sau khoảng 1 – 2 tuần. Khi cuống rụng mẹ có thể thấy một chút máu rỉ ra hay một miếng mô nhỏ rơi ra, đó là điều bình thường. Nếu như sau 3 tuần mà dây rốn vẫn chưa rụng, mẹ hãy kiên trì chờ đợi. Nhưng nếu sau 6 tuần mà cuống rốn vẫn chưa rụng hay trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám.
Sau khi cuống rốn rụng sẽ mất khoảng 5 – 15 ngày để lành lại hoặc lâu hơn. Đôi khi ở rốn của trẻ sẽ có một khối màu đỏ ở trên lỗ rốn và đây được gọi là nụ hạt rốn. Nếu mẹ thấy điều không biến mất trong khoảng một tuần, thì phải đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Bầu Ăn Mực Được Không? Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Ăn Mực Bà Bầu Nên Biết
4. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng
Sau khi cuống rốn đã rụng, mẹ bầu có thể tắm cho trẻ thoải mái. Nhưng điều này không có nghĩa là mẹ có thể để rốn trẻ ngập nước hay để rốn ướt. Mẹ vẫn phải thực hiện các nguyên tắc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh.
Nhiều trường hợp rốn sau khi lành sẹo, ngay vị trí lại xuất hiện một khối tròn bên ngoài thành bụng, được gọi là thoát vị rốn. Thoát vị rốn xảy ra ở các trẻ sinh non hoặc có cân nặng thấp. Có tới 75% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 1,5kg có thoát vị rốn. Thường dị tật này xảy ra nhiều hơn ở các bé gái.
Khi trẻ khóc lớn, ho hay rặn thì khối này sẽ phình ra gây lồi rốn. Mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn 1 tuổi. Tuy nhiên nếu kéo dài đến 4 hay 5 tuổi, mẹ có thể đến nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.
Đa số các trường hợp rốn lồi thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng có một số trường hợp hiếm đoạn quai ruột bị kẹt trong rốn lồi rất nguy hiểm. Ở đoạn ruột này lượng máu nuôi dưỡng sẽ ít đi, dẫn đến mô ruột bị tổn thương và gây đau vùng rốn. Trầm trọng hơn, đoạn ruột hoàn toàn không nhận được máu, dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng ổ bụng.
Mẹ khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh cần lưu ý các dấu hiệu sau: bụng to tròn, trương phình bất thường, da quanh rốn lồi bị sưng đỏ, trẻ bị sốt, khó hay không đi ngoài được. Khi thấy các dấu hiệu trên mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

5. Dấu hiệu rốn trẻ bị nhiễm trùng
Nếu trẻ bị sinh non hay nhẹ cân khi sinh và có cuống rốn rụng sớm, mẹ hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Dưới đây là những dấu hiệu khi mẹ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh nên lưu ý:
- Vùng cuống rốn sưng hoặc đỏ
- Rốn thường xuyên chảy máu
- Xuất hiện chảy dịch/mủ màu trắng hoặc vàng
- Dịch chảy ra ở rốn có mùi khó chịu
- Trẻ đau ở vùng rốn
- Vùng rốn có nổi u, cục chứa đầy dịch
- Trẻ bị sốt trên 38 độ C
- Vùng bụng bị sưng
- Trẻ mệt mỏi, dễ bị kích động và ăn uống kém
Khi đang chăm sóc rốn trẻ sơ sinh mà mẹ nhận thấy các dấu hiệu này, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.

6. Quan niệm sai lầm khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sẽ trở nên đơn giản hơn nếu như mẹ tuân thủ các nguyên tắc trên. Nhưng một số quan niệm sai lầm có thể khiến mẹ gây tổn thương cho trẻ
- Nhiều người cho rằng băng kín rốn sẽ giúp bảo vệ rốn, nhưng việc băng quá kín sẽ giúp tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển. Từ đó sẽ làm rốn bị tấy đỏ, chảy mủ,…
- Mẹ tự ý bôi các loại như thuốc đỏ, chất lạ, đắp lá,… lên rốn của trẻ với hy vọng vệ sinh rốn và giúp rốn mau lành.
- Tự ý giật hay cắt bỏ cuống rốn của trẻ khi rốn gần rụng, hoặc khi còn dính một phần nhỏ cuống rốn.
- Rắc kháng sinh hay một chất gì đó lên rốn mà không có chỉ định của bác sĩ.

Việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh không phải đơn giản. Tuân thủ các nguyên tắc như trang phục, tắm rửa, vệ sinh,…là điều duy nhất để có thể bảo vệ trẻ một cách toàn diện.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi