Mọi bà bầu chắc chắn đã từng thắc mắc rằng liệu bầu ăn ốc được không, nó có ảnh hưởng gì đến thai nhi không. Theo một quan niệm từ xa xưa thì mẹ bầu không nên ăn ốc vì con sinh ra sẽ bị chảy nhiều nước dãi, chậm nói và không hoạt bát. Điều đó có đúng. Hãy cùng Viện dinh dưỡng tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Mục lục
1. Thành phần dinh dưỡng có trong ốc
Các món ốc đầy hấp dẫn đã không còn quá xa lạ gì đối với chúng ta. Với rất nhiều loại ốc như ốc bươu, ốc dừa, ốc mít,… bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích.
Có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh trong Đông y lấy nguyên liệu từ ốc. Thịt ốc có vị ngọt, tính hàn có thể chữa một số bệnh như phù thũng, vàng da, trĩ,…

Trong 100g ốc sẽ có các thành phần dưỡng chất sau:
Lượng calo | 90 calo |
Tổng chất béo | 1,4 g |
Cholesterol | 50 mg |
Natri | 70 mg |
Kali | 382 mg |
Carbohydrate | 2 g |
Chất đạm | 16 g |
Sắt | 19,8 mg |
Canxi | 1357 mg |
Photpho | 191 mg |
Ngoài các thành phần dinh dưỡng trên trong ốc còn chứa vitamin A, D, B12, magie,… rất tốt cho bà bầu.
2. Lợi ích khi bà bầu ăn ốc
Nhờ chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, sắt, magie, đạm,… nên bà bầu ăn ốc sẽ đem đến nhiều lợi ích như:

2.1 Bổ sung sắt với ốc
Trong thời gian thai kỳ, vai trò của cắt rất quan trọng. Lúc này cơ thể người mẹ cần cung cấp gấp 2 lần so với lượng sắt bình thường để có thể tạo máu và cung cấp đủ oxy cho cả mẹ và thai nhi.
Chất sắt giúp mẹ bầu tránh khỏi những tình trạng xấu như chóng mặt, mệt mỏi hoặc nguy hiểm hơn là thai nhi bị nhẹ cân, sinh non,…
Mẹ bầu có thể thêm ốc vào thực đơn thay đổi những món bổ sung sắt thông thường như thịt bò, rau bina, lòng đỏ trứng,…
2.2 Cung cấp Magie cho cơ thể mẹ bầu
Đối với người có thai việc cung cấp đầy đủ magie đóng vai trò rất đặc biệt trong ngăn ngừa tiền sản giật. Chất magie còn làm thuyên giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, giúp hệ răng xương khỏe mạnh và phòng ngừa sự lắng đọng calci yếu tố dễ gây sỏi thận. Thêm vào đó, magie còn giúp ổn định mức đường huyết của bà bầu trong thai kỳ.
Mẹ bầu phải bổ sung 400mg magie mỗi ngày để đảm bảo lượng magie cần thiết cho cơ thể. Khi bà bầu ăn ốc trong 85g sẽ có chứa khoảng 212mg magie. Vì thế ăn ốc là một cách tuyệt vời để bổ sung đầy đủ magie cho cơ thể.
2.3 Mẹ bầu ăn ốc giúp bổ sung canxi
Canxi là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong danh sách chất cần bổ sung cho bà bầu. Khi cơ thể bà bầu được cung cấp đầy đủ canxi sẽ giúp hệ xương khớp của thai nhi phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng độ bền chắc của xương mẹ bầu và ngăn ngừa các cơn đau nhức.
Trong ốc hàm lượng canxi rất cao đến 1357 mg/ 100g ốc. Vì vậy bà bầu ăn ốc thêm để bổ sung thêm canxi bên cạnh sữa, cá, tôm,…Lương canxi bà bầu cần luôn tăng dần theo thời gian thai kỳ:
- Vào 3 tháng đầu mẹ bầu cần cung cấp 800mg/ngày
- Đến 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu tăng lượng protein lên 1000mg/ngày
- Cuối cùng là vào 3 tháng cuối mẹ bầu phải tăng thêm đến 1500mg/ngày
2.4 Ăn ốc để bổ sung vitamin E
Trong ốc có chứa vitamin E – là chất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa vitamin K, tổng hợp hồng cầu và bảo vệ tế bào trước tác hại của gốc tự do. Vì thế ngoài thiếu máu do thiếu sắt thì thiếu máu do thiếu vitamin E cũng nguy hiểm chả kém.
Khi thiếu vitamin E bà bầu sẽ bị thiếu máu tán huyết nhẹ. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bầu nếu không bổ sung đầy đủ vitamin E sẽ có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi với những mẹ bầu bổ sung đầy đủ vitamin E.
Ngoài ra, vitamin E luôn được biết đến công dụng làm đẹp da thần thánh. Các bà bầu ăn ốc có thể giúp cải thiện làn da với dưỡng chất vitamin E.
2.5 Nguồn photpho từ ốc
Photpho là khoáng chất có hàm lượng cao thứ hai trong cơ thể chỉ đứng sau canxi. Vì thế việc dư hay thiếu photpho đều có thể gây ra các bệnh tim mạch, đau khớp và suy nhược cơ thể.
Lượng photpho cần cung cấp cho bà bầu mỗi ngày là 700mg. Vì vậy khi bà bầu ăn ốc sẽ giúp bổ sung thêm photpho cho cơ thể.
2.6 Bổ sung selen cho cơ thể
Giống như một kỵ sĩ, selen bảo vệ bà bầu và thai nhi bằng khả năng khử độc, chống ung thư. Selen còn có công dụng giúp hỗ trợ các chức năng của hệ thống nội tiết và hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, viêm khớp,…
Khi selen kết hợp cùng vitamin E sẽ giúp chống oxy hóa cực mạnh cho cơ thể. Chúng hỗ trợ trong việc ngăn ngừa lão hóa bằng cách chặn quá trình oxy hóa lại. Mẹ bầu cần cung cấp mỗi ngày 60mcg selen vào cơ thể. Trong 85g ốc có thể cung cấp 23,3 mcg selen cho bà bầu.
2.7 Ốc có tryptophan
Các bà bầu thường chỉ quan tâm đến canxi, sắt, vitamin,…mà không biết đến tryptophan. Đây là chất sản xuất niacin – chất cần thiết cho sự tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Theo Medical News Today, cách để tăng serotonin trong cơ thể là tiêu thụ tryptophan.
Selen và tryptophan là chất cơ thể không thể tự sản xuất mà phải bổ sung bằng các thực phẩm bên ngoài. Vì thế bà bầu ăn ốc sẽ đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ.
3. Bà bầu ăn ốc được không?
Tất cả các loại ốc đều chứa hàm lượng protein cao nhưng lượng calo lại thấp giúp bà bầu có thể kiểm soát cân nặng. Không chỉ vậy ốc còn chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên bà bầu ăn ốc được không?
Theo một quan niệm nhân gian khi mẹ bầu không nên ăn ốc thì con sinh ra sẽ chảy nhiều nước dãi, chậm nói và không hoạt bát. Nhưng mẹ bầu không nên tin vào quan niệm này vì vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh điều này là đúng.
Các mẹ nên nhớ rằng các bé sẽ bị chảy nước dãi khi bắt đầu mọc răng. Nó không có liên hệ nào đến việc bà bầu ăn ốc trong thời gian mang thai. Vì vậy mẹ bầu có thể ăn ốc trong thời gian thai kỳ
Tuy nhiên các mẹ bầu đang trong 3 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế ăn ốc. Vì ốc khá tanh nên sẽ khiến tình trạng buồn nôn vào 3 tháng đầu trầm trọng thêm. Ngoài ra, việc ăn ốc cũng có thể gây một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

5. Bà bầu ăn ốc cần lưu ý
Khi ăn ốc, mẹ bầu nên chú ý các điều sau để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi:
3.1. Bà bầu ăn ốc phải chọn kỹ
Khi ăn ốc bà bầu cần chọn lựa thật kỹ những con ốc mình chuẩn bị chế biến trước khi ăn. Tránh những con ốc bị chết hoặc gần chết sẽ không ngon và rất không tốt cho dạ dày. Cách lựa chọn ốc đơn giản: ngửi, chạm vào mài ốc (ốc sống sẽ thụt mài vào trong), ngâm ốc trong thao nước ốc chết sẽ bị nổi lên trên bề mặt nước. Việc chọn lựa ốc trước khi ăn giúp hệ tiêu hóa của bà bầu được an toàn hơn, thai nhi không bị ảnh hưởng.
3.2. Làm sạch ốc trước khi chế biến
Ốc là loài sống dưới bùn ở môi trường ao hồ, sông, rạch nên trong ốc có chứa rất nhiều loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể người. Vì vậy đây là bước rất quan trọng để có được món ốc an toàn.
Khi ngâm ốc, bà bầu không nên ngâm quá lâu sẽ khiến ốc chết đi và giảm đi độ tươi ngon của ốc. Bà bầu chỉ nên ngâm ốc trong nước vo gạo trong 1 giờ rồi rửa sạch nhiều lần.
3.3. Nấu ốc chín kỹ
Cần đảm bảo ốc được nấu chín tránh trường hợp ốc vẫn còn ở trạng thái còn tái. Việc nấu chín ốc giúp loại bỏ các loại ký sinh trùng gây hại cho cơ thải. Bà bầu ăn ốc sẽ trở nên an toàn hơn.
3.4. Bà bầu ăn ốc vừa đủ
Không nên ăn ốc quá nhiều lần trong tuần và ăn với số lượng nhiều sẽ làm cho bà bầu bị đầy bụng, khó chịu. Do ốc có tính hàn, nên khi ăn mẹ bầu nên chấm với mắm gừng để tránh bị lạnh bụng. Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh ốc bươu vàng vì đây là loại ốc cơ quan y tế cảnh báo rất dễ nhiễm ký sinh trùng khi ăn.
3.5 Bà bầu ăn ốc không kết hợp với các thực phẩm chứa vitamin C
Bà bầu ăn ốc không nên ăn cùng lúc với các thực phẩm chứa chất vitamin C. Vì các chất dinh dưỡng trong ốc và vitamin C sẽ tạo ra chất độc giống như thạch tín. Từ đó, sẽ khiến mẹ bầu bị đau bụng, khó tiêu thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Thông qua bài viết trên, các mẹ bầu chắc chắn đã có đáp án của thắc mắc bầu có ăn ốc được không. Ăn ốc giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Nhưng các bà bầu đừng quên phải ăn đúng cách để tránh những rủi ro khi ăn ốc. Viện dinh dưỡng mong rằng các mẹ sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
Bầu Ăn Mực Được Không? Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Ăn Mực Bà Bầu Nên Biết