Bầu ăn mực được không là thắc mắc mà hầu hết bà bầu đều gặp phải. Khi mang thai các bà bầu thường có xu hướng lo lắng rất nhiều về thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Việc ăn hay không ăn một món ăn nào đó cũng trở thành vấn đề lớn với các bà bầu. Trong đó, mực là món ăn thường xuyên cũng khiến các bà bầu lo lắng.
Mục lục
1. Thành phần dinh dưỡng trong mực
Theo Đông y, mực có vị mặn, tính hơi ôn và không độc. Công dụng giúp kiện tỳ, lợi tiểu, cầm máu, ôn kinh, chỉ đới. Ngoài ra, còn chữa thổ huyết, thấp đau mỏi tê liệt, phù thũng, trĩ, phụ nữ bế kinh.

Đối với bà bầu, mực là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dạt dào, rất có lợi trong thai kỳ. Sau đây là các thành phần dinh dưỡng có trong 100g mực:
Protein | 16.3g |
Lipid | 0.9g |
Canxi | 14mg |
Sắt | 0.6mg |
Magie | 33mg |
Mangan | 0.04mg |
Photpho | 150mg |
Kali | 273mg |
Natri | 44mg |
Kẽm | 0.7mg |
Đồng | 1891mg |
Selen | 44.8mg |
Vitamin C | 5mg |
Vitamin B1 | 0.01mg |
Vitamin B2 | 0.06mg |
Vitamin PP | 1mg |
Folate | 5μg |
Vitamin B12 | 1.3μg |
Vitamin A | 10μg |
Vitamin E | 1.2mg |
2. Lợi ích khi bà bầu ăn mực
Nhìn vào bảng thành phần nhiều chất dinh dưỡng trên, chắc chắn khi bà bầu ăn mực sẽ có nhiều lợi ích. Hãy cùng tìm hiểu dưới đây:

1. Bà bầu ăn mực giúp giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi
Trong mực có nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào giúp bà bầu bảo vệ thai nhi khỏi các nguy cơ bị dị tật. Các chất như vitamin C, vitamin B12, vitamin A, acid folic đều là những chất quan trọng đối với mẹ bầu, nhất là acid folic. Đây là chất giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi.
2. Hệ tim mạch của bà bầu khỏe hơn
DHA và EPA trong omega-3 được biết đến là chìa khóa vàng giúp hỗ trợ duy trì sức khỏe của cơ thể và khắc phục các bệnh tim mạch. Trong đó, lượng DHA được tìm thấy trong mực cao hơn so với các loài hải sản khác.
Ngoài ra theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, nguyên nhân khiến các thành mạch máu hư hỏng, hình thành cục máu đông,…là do dư thừa homocysteine. Nguồn vitamin B12 dồi dào trong mực có thể giúp bà bầu làm giảm nồng độ homocysteine này.
3. Bà bầu ăn mực giúp giảm viêm khớp
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị viêm khớp dạng thấp có mức độ selen thấp. Selen là chất chống oxy hóa giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp bằng cách kiểm soát gốc tự do.
Thêm vào đó, khi bà bầu ăn mực sẽ giúp bà bầu dịu lại các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Vì omega-3 trong mực sẽ tham gia vào quá trình điều hòa miễn dịch, tác động tích cực lên cơ chế viêm và giúp làm giảm cơn đau.
4. Điều hòa huyết áp của bà bầu
Mực là món ăn vừa bổ vừa ích đối với các bà bầu bị cao huyết áp. Trong mực có một lượng magie giúp điều hòa sự di chuyển canxi vào các tế bào tim và động mạch, giúp các mạch máu thư giãn. Khi huyết áp ổn định sẽ giúp mẹ bầu giảm các tình trạng như đau đầu, mệt mỏi, suy nhược,…
5. Ngăn tình trạng thiếu máu ở bà bầu
Giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần lượng máu gấp đôi so với bình thường cho cả bản thân và thai nhi. Vì thế, vấn đề thiếu máu là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở bà bầu. Tuy nhiên, thiếu máu không chỉ vì thiếu sắt mà còn có thể do thiếu đồng.
Đồng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu, dự trữ và chuyển hóa sắt. Do đó, thiếu đồng sẽ dẫn đến giảm lượng sắt và gây thiếu máu. Bà bầu ăn mực có thể giúp phòng ngừa tình trạng này.
6. Giảm tình trạng mệt mỏi ở bà bầu
Vào 3 tháng đầu mang thai, bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng căng thẳng do sự gia tăng hormone estrogen. Trong thành phần dinh dưỡng của mực có bộ đôi vitamin B6 và magie sẽ giúp làm giảm tình trạng này..
Magie sẽ giúp điều hòa hoạt động hệ thần kinh, giúp bà bầu bớt căng thẳng. Còn vitamin B6 lại giúp việc hấp thu magie diễn ra hiệu quả hơn.
7. Cung cấp protein cho thai kỳ
Nhu cầu protein của bà bầu tăng từ 15g/ngày cho 6 tháng đầu đến 18g/ngày cho 3 tháng cuối. Trong mực chứa hàm lượng protein lớn, rất quan trọng trong quá trình xây dựng tế bào, sao chép DNA cho thai nhi và bổ sung máu cho bà bầu.
8. Ăn mực giúp chống lại vi khuẩn tự nhiên
Một số nghiên cứu đã chứng minh ra rằng mực có tính kháng khuẩn làm vô hiệu hóa vi khuẩn và virus có hại. Cụ thể là mực có thể trung hòa vi khuẩn gây ra mảng bám răng như Actinomyces viscosus, Lactobacillus acidophilus, Streptococcus mutans và Candida albicans.
3. Bầu ăn mực được không?
Các bà bầu thường e dè các thực phẩm từ biển do chúng thường chứa thủy ngân gây hại đến sức khỏe thai nhi. Điều này khiến bà bầu thường hay lo lắng bầu ăn mực được không? Các bà bầu đừng quá lo lắng vì việc ăn mực đúng cách trong thời gian thai kỳ không chỉ không gây hại mà còn có lợi.
Theo FDA (cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ), mực chỉ chứa 0,024 phần triệu thủy ngân, ít hơn nhiều so với cá mập, cá kiếm, cá ngừ và cá ngừ. Thêm vào đó, FDA khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340g hải sản chín mỗi tuần. Do đó, bà bầu ăn mực sẽ giúp bổ sung thêm một số chất quan trọng trong thai kỳ.
Tuy ăn mực rất có lợi, nhưng bà bầu cần lưu ý là không nên ăn quá 150g mực ống mỗi tuần. Quan trọng nhất, là các bà bầu không được ăn sống mà phải nấu chín trên 100 độ C.

4. Lưu ý khi bà bầu ăn mực
Bên cạnh việc quan tâm bầu ăn mực được không thì cách ăn mực đúng cũng là điều mà bà bầu nên quan tâm. Tuy mực mang lại rất nhiều lợi ích nhưng nếu mẹ bầu ăn mực không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số chú ý khi bà bầu ăn mực:
- Hàm lượng tối đa mà bà bầu ăn mực là 150g/ tuần. Nếu bà bầu ăn vượt mức sẽ khiến cơ thể không hấp thu nổi dưỡng chất và gây tình trạng táo bón, mất cân bằng nước, điện giải cho cơ thể,….
- Ăn mực đã chế biến chín, không ăn gỏi hay tái. Vì mực sống sẽ tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Không ăn mực đã chết hay nơi không uy tín. Trong mực chết đông lạnh lâu ngày chứa nhiều loại vi khuẩn có hại cho đường ruột.
- Bà bầu nên hạn chế các món như mực chiên, rán, nướng. Vì cách chế biến món này sử dụng rất nhiều dầu mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa bà bầu 3 tháng đầu.
- Đối với bà bầu có cơ địa bị dị ứng với hải sản thì nên cẩn trọng khi ăn mực. Thêm vào đó, khi mang thai hệ miễn dịch của bà bầu sẽ bị suy yếu.
- Bà bầu bị mắc bệnh gan hay tim mạch nên hạn chế ăn mực. Mặc dù mực chứa ít cholesterol trong các loài hải sản, nhưng hàm lượng cholesterol trong nó vẫn có thể gây tăng cholesterol trong máu.

5. Bà bầu ăn mực khô được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ bầu nên chọn ăn mực tươi hơn mực khô. Vì khi chế biến thành mực khô thì các chất như magie, natri, vitamin B5, vitamin B6, vitamin C, kẽm, folate,…sẽ bị mất đi.
Tuy nhiên, bà bầu vẫn có thể ăn được mực khô, vì vẫn còn các chất như canxi, photpho, sắt, protein, vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2. Do đó, bà bầu ăn mực khô vẫn mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ.
Bà bầu ăn mực khô không được quá 2 lần/ 1 tuần, vì ngoài hàm lượng thủy ngân nhỏ thì mực khô còn chứa chất bảo quản gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Mong rằng qua bài viết này, mọi bà bầu đều có thể giải đáp được thắc mắc bầu ăn mực được không. Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời của mực mang lại, bà bầu nên ăn đúng cách để tránh những rủi ro về sức khỏe. Xin chúc mọi bà bầu đều khỏe mạnh và hạnh phúc trong thời gian mang thai.