Bà bầu ăn đu đủ chín được không là một trong những vấn đề bà bầu hay thắc mắc khi mang thai để bảo vệ thai nhi tốt nhất. Trong 9 tháng 10 ngày, bà bầu phải luôn lo lắng không ngừng về vấn đề dinh dưỡng. Những món ăn bình thường cũng khiến bà bầu phải suy nghĩ có nên ăn hay không. Ngay cả đu đủ chín cũng khiến các bà bầu hoài nghi. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc của các mẹ nhé.
Mục lục
- 1. Thành phần dinh dưỡng của đu đủ chín
- 2. Bà bầu ăn đu đủ chín được không?
- 2.1 Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu
- 2.2 Bà bầu bổ sung vitamin B cho cơ thể
- 2.3 Tăng cường và cải thiện sức khỏe tim mạch
- 2.4 Bà bầu ăn đu đủ chín giúp kiểm soát cân nặng
- 2.5 Hạn chế nguy cơ táo bón
- 2.6 Bảo vệ khớp với đu đủ chín
- 2.7 Giảm chuột rút
- 2.8 Ăn đu đủ thường xuyên giúp ngừa ung thư
- 2.9 Bảo vệ làn da và hạn chế hình thành nếp nhăn
- 3. Lưu ý khi ăn đu đủ chín để bảo vệ sức khỏe
- 4. Tại sao bà bầu lại không được ăn đu đủ chưa chín
1. Thành phần dinh dưỡng của đu đủ chín
Đu đủ chín là loại trái cây nhiệt đới rất tốt cho sức khỏe. Với hương vị thanh mát và dịu ngọt hấp dẫn người ăn. Bên cạnh mùi vị tuyệt vời đu đủ còn có thể được dùng làm trị bệnh.
Trong Đông Y, đu đủ được gọi là mộc qua, có tính hàn và vị ngọt. Đu đủ chín có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng.

Trong 100g đu đủ chín có các thành phần sau:
Calo | 35 kcal |
Đạm | 1000 mg |
Tinh bột | 7.7 g |
Canxi | 40 mg |
Sắt | 2.6 mg |
Nước | 90 g |
Chất xơ | 600 mg |
Phốt pho | 32 mg |
Carotin | 21 mcg |
Vitamin C | 54 mg |
Vitamin PP | 400 mg |
2. Bà bầu ăn đu đủ chín được không?
Vấn về bầu ăn đu đủ chín được không luôn khiến các bà bầu đau đầu, lo sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng các bà bầu đừng lo, vì ăn đu đủ không chỉ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đem lại rất nhiều lợi ích.

2.1 Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu
Trong cơ thể luôn có một hàng rào miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể. Khi phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch này này thường sẽ trở nên yếu hơn. Vì thế, khi bà bầu ăn đu đủ chín có thể giúp tăng sức đề kháng với hàm lượng vitamin C dồi dào.
Thêm vào đó, hàm lượng beta caroten có vai trò chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể bà bầu kháng lại được một số bệnh nguy hiểm.
2.2 Bà bầu bổ sung vitamin B cho cơ thể
Nhắc đến đu đủ phải nhắc đến vitamin B, chủ yếu là vitamin B1 và B2. Khi bà bầu ăn đu đủ chín, vitamin B1 sẽ giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện trí nhớ,….Còn vitamin B2 lại giúp bà bầu hấp thu các dưỡng chất, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, ngăn ngừa các vấn đề về mắt,…
2.3 Tăng cường và cải thiện sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, hàm lượng vitamin C và lycopene trong đu đủ có thể phòng ngừa bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa này sẽ tăng cường cholesterol HDL (chất béo tốt) và giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
2.4 Bà bầu ăn đu đủ chín giúp kiểm soát cân nặng
Hầu hết các bà bầu đều muốn cung cấp thật nhiều dinh dưỡng cho thai nhi nhưng lại sợ tăng cân quá nhiều. Giải pháp cho bà bầu chính là đu đủ, vì đu đủ chín mang rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại có lượng calo ít.
Bên cạnh đó, lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và kiểm soát cân nặng.
2.5 Hạn chế nguy cơ táo bón
Một trong những điều mà bà bầu luôn khổ sở khi mang thai đó chính là táo bón. Tuy nhiên bà bầu có thể hoàn toàn yên tâm vì enzyme papain trong đu đủ có tác dụng phá vỡ chuỗi protein trong thịt động vật. Do đó bà bầu ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, đu đủ còn là phương thức điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS). Đối với những trường hợp IBS có triệu chứng táo bón, đầy hơi, việc bổ sung đu đủ vào sẽ làm giảm triệu chứng bệnh và tăng khả năng hấp thu ở đường ruột.
2.6 Bảo vệ khớp với đu đủ chín
Khi mang thai, bà bầu thường có cảm giác tê cứng đau nhức tại các cổ tay, đầu gối. Ăn đu đủ rất tốt cho xương, vì nó có đặc tính chống viêm kết hợp với tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh về viêm khớp của vitamin C. Theo một nghiên cứu tại Mỹ đã công bố rằng những người tiêu thụ thực phẩm ít vitamin C có khả năng bị viêm khớp cao gấp 3 lần so với những người thường xuyên cung cấp và bổ sung vitamin C.
2.7 Giảm chuột rút
Vào giữa và cuối thai kỳ, tình trạng chuột rút sẽ xuất hiện thường xuyên hơn vào ban đêm. Thiếu hụt kali là một trong những nguyên nhân đã gây ra tình trạng chuột rút. Khi bà bầu ăn đu đủ chín thì với hàm lượng lớn kali sẽ giúp bà bầu giải quyết tình trạng này.
2.8 Ăn đu đủ thường xuyên giúp ngừa ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lycopene có trong đu đủ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thêm vào đó, ăn lycopene có thể làm giảm kích thước khối u và ngăn chặn tế bào ung thư di căn sang tuần hoàn máu và các cơ quan lân cận. Ngoài ra, beta carotene trong đu đủ cũng có khả năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết.
2.9 Bảo vệ làn da và hạn chế hình thành nếp nhăn
Ngoài các tác dụng giúp tăng cường sức khỏe, bà bầu ăn đu đủ chín còn có thể làm đẹp da. Các chất chống oxy hóa cao sẽ giúp ức chế gốc tự do (nguyên nhân chính gây tàn nhang, nếp nhăn). Bên cạnh đó, lycopene và vitamin C còn giúp tăng sản sinh collagen và duy trì làn da căng bóng.
Bầu Ăn Mực Được Không? Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Ăn Mực Bà Bầu Nên Biết
3. Lưu ý khi ăn đu đủ chín để bảo vệ sức khỏe
Tuy bà bầu ăn đu đủ chín có rất nhiều lợi ích nhưng vẫn nên lưu ý các điều sau:
- Tuyệt đối không được ăn đu đủ xanh để tránh co thắt tử cung, giảm nguy cơ sinh non, biến chứng phù thũng,…
- Không nên ăn quá nhiều đu đủ vì nó chứa nhiều Beta caroten có thể gây vàng da ở bà bầu. Ngoài ra, ăn quá nhiều có thể gây kích thích ruột và áp lực cho dạ dày.
- Bà bầu ăn đu đủ chín nên bỏ hết hạt bên trong. Vì hạt đu đủ có chứa carpine có thể gây suy nhược hệ thần kinh và làm rối loạn mạch đập.
- Những trường hợp bà bầu bị hen suyễn hay bị các bệnh lý về đường hô hấp thì cần phải hạn chế ăn đu đủ chín. Do hợp chất papain trong đu đủ sẽ gây dị ứng, nghẹt mũi, khó thở,…
- Bà bầu nên tránh xa mũ đu đủ vì nó có chứa papain, có thể kích thích hormone prostaglandin và oxytocin gây co thắt tử cung và chuyển dạ sớm.

4. Tại sao bà bầu lại không được ăn đu đủ chưa chín
Nếu như đu đủ chín mang lại rất nhiều lợi ích thì đu đủ xanh (chưa chín) sẽ là hung thần đối với bà bầu.
- Bên trong đu đủ chưa chín có chứa papain được biết đến là một enzym phân giải protein. Vì vậy khi bà bầu ăn đu đủ xanh sẽ làm chậm sự phát triển của tế bào và mô ở thai nhi.
- Bà bầu ăn đu đủ chưa chín có thể làm tăng áp lực máu và dẫn đến xuất huyết bên trong gây chảy máu nhau thai. Điều này có thể gây ra các biến chứng liên quan đến thai nghén và sinh nở.
- Đu đủ chưa chín có thế gây tăng nhu động ruột quá mức dẫn đến tạo áp lực xung quanh tử cung và dẫn đến sảy thai.
- Chymopapain và papain trong đu đủ chưa chín là 2 enzyme có thể gây tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Phụ nữ đã có tiền sử sảy thai và phá thai nên tránh xa đu đủ chưa chín.
- Ăn nhiều miếng đu đủ sống thường xuyên có thể gây phù. Điều này sẽ gây tăng áp lực lên các mạch máu và thậm chí làm chậm quá trình lưu thông máu. Áp lực tăng có thể dẫn đến xuất huyết và ảnh hưởng đến phôi thai.

Câu trả lời của thắc mắc bà bầu ăn đu đủ chín được không là có. Khi bà bầu ăn đu đủ chín sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời trong thời gian thai kỳ. Bên cạnh đó, bà bầu nên lưu ý một số điều khi ăn đu đủ chín để đảm bảo sức khỏe. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc trong cuộc sống.
Cách Tẩy Tế Bào Chết Da Mặt Giúp Ngăn Ngừa Lão Hóa Da